Diễn đạt trôi chảy tiếng Anh
Mình có niềm tin rằng, mỗi người mỗi khác, nhu cầu thể hiện bản thân khác, cách thành lập ý, cách tổ chức bố cục diễn đạt cũng không giống nhau. Vậy nên, khi bạn học tiếng Anh, cái bạn nên hướng tới không phải là giỏi tiếng Anh chung chung so với mọi người...
Trong poll mình tạo hôm nay, có bạn trả lời tự tin với tiếng Anh, cũng có bạn cảm thấy khó khăn với diễn đạt trong cuộc sống hàng ngày. Mình muốn dành tip này để nói về việc có thật chỉ có 1 cây thang duy nhất đến diễn đạt trôi chảy tiếng Anh như tiếng Việt, dành cho tất cả mọi người?
Disclaimer: Do các bạn đã lựa chọn follow mình, listen to what I have to say, mình xin mạn phép áp đặt suy nghĩ riêng nhé.
Mình có niềm tin rằng, mỗi người mỗi khác, nhu cầu thể hiện bản thân khác, cách thành lập ý, cách tổ chức bố cục diễn đạt cũng không giống nhau. Vậy nên, khi bạn học tiếng Anh, cái bạn nên hướng tới không phải là giỏi tiếng Anh chung chung so với mọi người, mà là giỏi tiếng Anh tới mức nào so với tiếng Việt của bạn. Tiếng bạn tiếp xúc nhiều nhất (thường là tiếng mẹ đẻ) sẽ là thước đo đúng nhất cho sự giỏi của các ngôn ngữ còn lại của bạn.
Theo mình, có 2 bước để giúp chuyển hoá sự rành tiếng Việt qua rành tiếng Anh như tiếng Việt:
- Luyện cách suy nghĩ có đầu đuôi, logic bằng tiếng mẹ đẻ, để khi nói suy nghĩ ra, câu cú được suôn sẻ, tổ chức chặt chẽ, không dư thừa từ ngữ, không gây hiểu lầm về ý tứ
- Tìm cách diễn đạt những suy nghĩ trên ra ngoại ngữ, chú trọng vào ngữ pháp là khung sườn bố cục, thay vì từ vựng bao la tuỳ mức đầu tư của người học mà thành
Nếu bạn đã biết đủ cách dùng của những thì, thể sau, thì bạn không thiếu ngữ pháp khi nói:
- Hiện tại: đơn, tiếp diễn, hoàn thành, hoàn thành tiếp diễn
- Quá khứ: đơn, tiếp diễn, hoàn thành, hoàn thành tiếp diễn
- Tương lai: đơn, tiếp diễn, hoàn thành, hoàn thành tiếp diễn
- Thể giả định (subjunctive), nếu - thì, v.v
- Các cấu trúc đã học trong sách giáo khoa tiếng Anh cấp 2-3 như không những… mà còn… v.v
Nếu bạn nghĩ bạn đã biết ngữ pháp mà vẫn không biết cách dùng, thì vấn đề là ở việc bạn đã chưa tạo được connection - kết nối cho ngữ pháp đã học vào tình huống sử dụng thực tế. Thay vì nghĩ, hiện tại hoàn thành tiếp diễn (HTHTTD) dùng để diễn tả một việc xảy ra trong quá khứ kéo dài tới hiện tại và có thể tới tương lai, nhấn mạnh sự kéo dài, thì bạn nên nghĩ về những trường hợp cụ thể có thể dùng HTHTTD để phát triển cái feel - cảm giác đúng rằng lúc nào nên dùng HTHTTD.
I have been living in this house for 25 years.
= Tôi đã sống ở ngôi nhà này từ quá khứ 25 năm trước, kéo dài tới hiện tại và cả tương lai vì khi tôi nói câu này tôi không nghĩ đến việc chuyển đi.
Cảm giác là vậy nên người nói tự nhiên dùng HTHTTD mà không cần suy nghĩ suy luận gì nhiều. Giống như kiểu người Việt mình không cần học kỹ lý thuyết ngữ pháp tiếng Việt, nhưng khi cần dùng ngữ pháp để thành văn thì vẫn có cảm giác đúng, rằng nên viết thế nào, dùng ngữ pháp gì cho phù hợp. Điều này không phải do mình là người Việt sẵn mà có, mà là do mình đã đọc sách báo, nghe thời sự tin tức, v.v đủ nhiều để phát triển cái cảm quan đó.
Với tiếng Anh, bạn có thể thụ động chờ nghe nhiều đọc nhiều rồi tự phát triển, nhưng vậy sẽ tốn thời gian rất lâu. Cách tốt nhất là bạn nên actively (chủ động) thu thập vào nơi cất giữ riêng cách người ta dùng ngữ pháp trong văn nói hàng ngày, và suy luận xem tại sao người ta dùng như vậy, để dần rút ra quy tắc và xây dựng “cảm giác" đúng. Bạn nên làm điều này với ngữ pháp, thay vì từ vựng, vì ngữ pháp có số lượng giới hạn, còn từ vựng bao la, không thể truy tất cả.
Một sự thật là, ai cũng có pattern (kiểu cách) nói chuyện, thành văn đặc trưng. Nếu bạn muốn biết bạn hay nói chuyện, bày tỏ suy nghĩ ra sao, với những ngữ pháp nào, bạn nên viết nhật ký hằng ngày trong 1 thời gian dài, kể lại chuyện trong ngày và suy nghĩ của bạn. Để sau này nhìn lại, bạn có thể phát hiện ra bạn hay dùng cách diễn đạt gì, và từ đó tìm xem với vốn ngữ pháp bạn đã học, với feel hay sense về ngữ pháp bạn đã develop, bạn có thể biết vận dụng ngữ pháp nào vào phần nào trong những đoạn văn nhật ký bạn đã viết không. Nếu biết hết thì coi như xong ngữ pháp nói. Một khi bạn nắm bắt được ngữ pháp hay dùng trong văn nói, giao tiếp, về cơ bản là bạn cũng chỉ cần bấy nhiêu đó để viết vào bài luận, chưa cần tới ngữ pháp nâng cao, vì phải đọc sách văn chương thì mới ra được ngữ pháp nâng cao, và cũng lại phải tự thu thập để phát triển feel đúng để biết vận dụng.
Tóm lại, để giỏi lên, bạn phải do the work, bao gồm cả việc khám bệnh cho chính mình. Thầy cô chỉ có thể giải thích ngữ pháp chung chung, nhưng không thể nói cho bạn biết cách bạn hay nói chuyện hay dùng ngữ pháp, cách diễn đạt gì. Bạn phải tự nhận ra qua cách khám bệnh như viết nhật ký, rồi sau đó áp dụng những ngữ pháp tiếng Anh đã học vào thử xem có diễn đạt hết được những cách mình hay nói không. Nếu chưa đủ thì hỏi nốt phần còn lại, nếu đủ rồi thì coi như tạm xong cho chính bạn, không cần so sánh với người khác. Người ta có thể hoa mỹ hơn bạn, dùng nhiều ngữ pháp cao cấp hơn bạn. Bạn thân bạn tiếng Việt không nói hoa mỹ thì không cần ráng học ngữ pháp hoa mỹ tiếng Anh để nói, vì đầu bạn vốn không sản sinh ra cách nói hoa mỹ như vậy. Bước đầu không cần thiết phải có để diễn đạt tốt bản thân bạn.
Mình có thể diễn đạt hơi dài dòng. Nếu có gì khúc mắc hãy nói cho mình biết nhé. Nếu bạn nào có thể tóm tắt lại xem bạn hiểu ý mình muốn nói gì, thì mình sẽ rất cảm kích! Để mình chắc chắn xem các bạn có hiểu đúng ý mình không hihi.
Cheers! 🥳